Shopping Cart

Yêu Cầu Đảm Bảo Tuân Theo Quy Định Của Nhà Nước Về Tần Số Sử Dụng Công Nghệ RFID

Đối với hệ thống RFID, hiện tại trên thế giới đang phát triển các ứng dụng trong các băng tần: 13,6 MHz; 433 MHz; 800 MHz; 900 MHz; 2,4 GHz; 5,8 GHz; trong đó hai băng tần 800 MHz (theo chuẩn châu Âu) và 900 MHz (theo chuẩn FCC- Mỹ) đang phát triển rất mạnh do các ứng dụng trong quản lý chuỗi hàng hoá toàn cầu.

Đối với thẻ (RF tag) thụ động, tần số mà thẻ phát ra sẽ chính là tần số nhận được từ thiết bị đọc thẻ (Reader). Do đó thiết bị đọc có thể đọc được thông tin của các thẻ được thiết kế ở cùng một băng tần. Còn tần số cụ thể của của thiết bị đọc (tức là tần số của Hệ thống RFID) sẽ phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia.

Ví dụ ở Việt nam, dự kiến RFID băng 900MHz sẽ hoạt động trong dải tần 920-925 MHz. Còn đối với các thẻ RFID chủ động, tần số hoạt động của thẻ sẽ được xác định và thẻ hoạt động trong một dải tần số nhất định, do đó đầu đọc cho thẻ cũng phải hoạt động trong dải tần số đó. Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) phân chia 3 khu vực sử dụng tần số. Việt nam nằm trong Khu vực 3 (bao gồm một số nước châu Á và châu Đại dương). Việc sử dụng tần số ở Việt nam phải tuân theo Qui hoạch Phổ tần số vô tuyến điện quốc gia, đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt trong quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 16/12/2005.

RFID là công nghệ nhận dạng dựa trên tần số vô tuyến, vì vậy việc lựa chọn một dải tần phù hợp với các quy định và quy chế của Việt Nam mà vẫn đáp ứng theo yêu cầu quốc tế là rất quan trọng.

Ở Việt Nam, RFID vẫn còn khá mới mẻ và vẫn chưa có định hướng hoặc hỗ trợ rõ ràng nào từ phía chính phủ, cộng thêm cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém nên việc phát triển công nghệ này vẫn còn phải cần nhiều thời gian mới có thể áp dụng vào thực tế. Theo kết quả của cuộc khảo sát thực hiện năm 2004 do Bộ Kinh tế, Thương Mại và Công nghiệp-METI (Nhật Bản) tiến hành đối với 7 nước Asean (gồm Indonesia, ThaiLan, Singgapore, Malaysia, Việt nam, Campuchia, Myanma) thì Việt Nam là nước có cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém và chưa có sự phát triển nhiều về công nghệ. Cũng theo bản báo cáo này, tính đến thời điểm năm 2004, Singapore là nước dẫn đầu trong trong khu vực Asean về việc phát triển và sử dụng RFID cũng như có nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ khá vững chắc. Tại Việt Nam, hệ thống mã hai chiều đã chấp nhận thẻ nhận dạng ID quốc gia và tổ chức EAN Việt Nam cũng như những tổ chức khác đã bắt đầu thảo luận để giới thiệu công nghệ RFID để đưa vào thực tế. Bảng dưới đây mô tả tổng quan hiện trạng sử dụng RFID tại Việt Nam (theo khảo sát năm 2004 của METI):

Quy định về sóng radio và tần số sử dụng

EAN Việt Nam và Cục tần số Việt Nam đã có buổi gặp mặt để bàn về tần số sẽ được sử dụng cho RFID. Cục tần số Việt Nam đồng ý sẽ xem xét tần số mà EAN Việt Nam đưa ra. Dựa trên những kinh nghiệm có được từ các nước Asean, EAN Việt Nam quyết định sử dụng tần số dành cho RFID là UHF.

EAN Việt Nam gửi tới Bộ Khoa học và Công nghệ tần số sẽ được sử dụng cho RFID. Sau đó, đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ được gửi tới Bộ Bưu Chính Viễn thông nhằm quyết định tần số sẽ được sử dụng.

Ví dụ giới thiệu

–         Năm 2002, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát về RFID và mã vạch.

–         Theo yêu cầu của các nước châu Âu, việc lưu vết cho các sản phẩm vận chuyển theo đường biển sẽ được thực hiện vào năm 2005, dựa trên ý kiến của Bộ Thủy Sản.

–         Tại Việt Nam, với sự kết hợp với của Denso và Marubeni, mã QR (một hệ thống mã hai chiều) được chấp nhận cho hệ thống ID quốc gia và hệ thống này hiện nay đã được kiểm tra, kết quả của cuộc kiểm tra này sẽ được trình chính phủ để cải tiến hệ thống đã có. Sau khi có kết quả so sánh của QR, mã QR được sử dụng vì chi phí giảm, môi trường và cách thức sử dụng đơn giản. Mã QR có khả năng mã hóa dấu vân tay, ảnh chân dung, các kí tự tiếng Trung Quốc và thậm chí nếu bị phá hủy 30% thì dữ liệu vẫn có thể đọc được. Việc nhận dạng này cũng có thể dần được thay thế bởi RFID khi công nghệ này đã phát triển hơn và chi phí giảm xuống.

Lĩnh vực có khả năng áp dụng trong tương lai

Vì lĩnh vực cung cấp hàng hóa mang lại nhiều lợi nhuận cho RFID nên EAN Việt Nam khuyến khích các công ty thành viên sử dụng RFID trong hệ thống dây chuyền cung cấp hàng hóa.

Trong năm 2004 và các năm sau đó, EAN Việt Nam đã gọi cho các công ty để họ áp dụng RFID. Đến thời điểm năm 2004, mới chỉ có Netsle Việt Nam có ý định áp dụng công nghệ này.

Khó khăn và trở ngạiHệ thống thủ tục hải quan và thương mại EDI (tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu bằng các tài liệu điện tử) chưa được giới thiệu, nền tảng công nghệ thông tin chưa phát triển và chưa có sự quan tâm đầy đủ về công nghệ RFID
Các đại lý lớnChưa có

Quy Định Về Tần Số Tại Việt Nam

Hiện nay, RFID chỉ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực quản lý ra vào trong các công ty hoặc được nghiên cứu trong lĩnh vực cung cấp vé xe bus điện tử, tức là phạm vi hoạt động của thẻ là hẹp (chỉ khoảng <=3m). Để có thể áp dụng vào nhiều hệ thống nghiệp vụ của các ngành nghề khác nhau, cần có sự hỗ trợ và định hướng rõ ràng hơn nữa của Nhà nước cũng như sự phát triển chung công nghệ này trên toàn thế giới cùng với việc giảm giá thành của đầu đọc và thẻ.

Với các quy định về việc sử dụng tần số vô tuyến cho công nghệ RFID, khi đưa công nghệ này vào sử dụng tại Việt Nam tần số sẽ phải thuộc dải UHF và phù hợp với yêu cầu về tần số, thiết bị cũng như cách thức hoạt động của hệ thống giám sát của IPC. Dựa theo yêu cầu phù hợp hệ thống và các thiết bị sử dụng của IPC cùng với quy định của Việt Nam về việc sử dụng tần số, khi triển khai công nghệ RFID thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Các thành phần thuộc hệ thống của IPC được liên kết tới CMS tại Brussels, Bỉ. Tất cả các server cục bộ thuộc mỗi site chuyển đổi dữ liệu của nó lên CMS 2 lần/1 ngày. Do đó, tại Việt Nam sẽ được tổ chức giống như 1 site tại một trung tâm lưu trữ dữ liệu CMS của Việt Nam (có thể đặt tại ban Bưu chính-PHBC). Các trung tâm đầu mối tỉnh/thành phố liên kết và truyền dữ liệu về cho trung tâm CMS của Việt Nam.
  • Tần số sử dụng thuộc dải UHF, 433.92MHz.
  • Thẻ sử dụng có khả năng đọc/ghi, loại thẻ chủ động.
  • Thẻ có khả năng sử dụng được trong vòng 10 năm và có thể sử dụng lại.
  • Đảm bảo hệ thống có khả năng phát triển và mở rộng trong tương lai nhằm giám sát chi tiết hơn bưu gửi ở các cấp nhỏ hơn, không chỉ giới hạn ở khâu kiểm tra thư từ và bưu gửi.

Công nghệ RFID đang được sử dụng trong toàn bộ chuỗi cung ứng trong các ngành như bán lẻ, hàng không, an ninh, sản xuất, giao thông vận tải và hồ sơ ngành. Ngày càng nhiều ngành công nghiệp nhận ra độ chính xác và hiệu quả mà RFID cung cấp từ góc độ hậu cần.

Để biết thêm thông tin về các ứng dụng RFID, vui lòng truy cập các blog liên quan khác của chúng tôi. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về các sản phẩm RFID.

Miễn Phí Vân Chuyển

Tất Cả Đơn Hàng Trên Toàn Quốc

7 Ngày Đổi Trả

Miễn Phí Đổi Trả Sản Phẩm

Sản Phẩm Chính Hãng

Chính Hãng Mới 100%

100% Bảo Mật Thông Tin

Đảm bảo thông tin cá nhân an toàn