Shopping Cart

RFID LÀ GÌ ? PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA RFID

Công nghệ mã vạch đã rất phổ biến trong hệ thống nhận dạng cách đây từ rất lâu và chi phí ứng dụng công nghệ mã vạch thấp. Tuy nhiên dung lượng lưu trữ lại thấp đồng thời các hệ thống quản lý ngày càng mở rộng đòi hỏi thị trường cần có một công nghệ quản lý tối ưu hơn.

RFID (viết tắt thuật ngữ Radio Frequency Identification), hay Nhận dạng qua tần số vô tuyến, là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả một hệ thống truyền nhận dạng không dây (dưới dạng một số sê-ri duy nhất) của một đối tượng bằng sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể . Công nghệ này sử dụng một thẻ điện tử chứa thông tin được lưu trữ bằng điện tử, đối tượng cần theo dõi. Thẻ có mạch thu thập năng lượng từ các sóng vô tuyến của máy đọc RFID phát ra khi truy vấn, và dùng năng lượng này phát sóng mang mã thông tin của thẻ. 

Tầm hoạt động hiệu quả cỡ vài cm. Những thẻ hoạt động có nguồn điện cục bộ (như pin) thì đến hàng trăm mét từ đầu đọc RFID. Không giống mã vạch, thẻ không cần phải nằm trong tầm nhìn của người đọc, vì vậy nó có thể được gắn trong đối tượng được theo dõi.

Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID. RFID vì thế là một phương pháp của Tự động Nhận dạng và Thu thập Dữ liệu AIDC (Automatic Identification and Data Capture).

Điểm nổi bật của RFID là công nghệ không sử dụng tia sáng như mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp. Một vài loại thẻ có thể được đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như Bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn, và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.

PHÂN LOẠI RFID

Bởi vì công nghệ RFID dựa trên phổ tần số vô tuyến, nó có thể được tách thành nhiều loại . Các hệ thống RFID khác nhau sẽ sử dụng dải tần số khác nhau.

RFID tần số thấp: Các hệ thống này hoạt động trong dải tần từ 30 kHz đến 300 kHz và thích hợp cho các ứng dụng đọc dữ liệu trong khoảng cách ngắn. Chủ yếu được sử dụng để tích hợp với kim loại và chất lỏng vì khi đó chúng có thể hoạt động nhanh hơn.

RFID tần số cao: Các hệ thống này hoạt động trong dải tần từ 3 MHz đến 30 MHz và thích hợp cho các ứng dụng đọc dữ liệu ở khoảng cách tương đối dài hơn. Một trong những công nghệ nổi bật hiện nay đó là Giao tiếp trường gần (NFC) hoạt động dựa trên nguyên tắc của RFID tần số cao.

RFID siêu tần số: Các hệ thống này phù hợp để làm việc trong khoảng từ 300 MHz đến 3 GHz và được sử dụng nhiều trong ngành bán lẻ. Có 2 loại thẻ RFID :

  • Active tags: Được nuôi bằng PIN, sử dụng với khoảng cách đọc lớn. Được ưa chuộng cho các ngành công nghiệp khai thác, xây dựng và sản xuất ô tô và truyền dữ liệu nhanh chóng. Chủ yếu là vì phạm vi đọc rất xa và truyền dữ liệu nhanh chóng.
  • Passive tags: Không cần nguồn ngoài và nhận năng lượng từ thiết bị đọc, khoảng cách đọc ngắn.Được ưu tiên cho các ngành theo dõi chuỗi cung ứng và hàng tồn kho, sản xuất và dược phẩm. Thẻ RFID có nhiều kích thước, và mẫu mã đa dạng.

HỆ THỐNG RFID

Figure: RFID System and information flow

Nguyên Lý hoạt động : Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, khi các đối tượng được gắn thẻ RFID trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID Reader biết mã số của mình. 

Các máy đọc RFID sẽ quét các thẻ và gửi thông tin đến máy chủ  cơ sở dữ liệu và giao diện ứng dụng. Từ đó có thể thực hiện cập nhật thông tin và các chức năng tính toán khác. Điều này mở rộng phạm vi và tiện ích của thẻ RFID ngoài việc truy xuất số sê-ri còn thể sử dụng các chức năng khác nhau và ứng dụng vào các ngành công nghiệp một cách hiệu quả.

Một ví dụ điển hình của RFID đó là ứng dụng vào quá trình tự động thanh toán của siêu thị.Mỗi sản phẩm được gắn một thẻ RFID trên bao bì bên ngoài của một sản phẩm. Thông tin liên quan như ngày sản xuất, nước xuất xứ và ngày hết hạn có thể được ghi bên trong chip trên nhãn này. Sau khi người tiêu dùng mua hàng, họ chỉ cần đặt giỏ hàng tại quầy thanh toán chuyên dụng. Thông qua công nghệ RFID (nhận dạng tần số vô tuyến), máy có thể đọc ngay thông tin về tất cả các mặt hàng bên trong giỏ hàng và màn hình sẽ hiển thị trực tiếp giá của hàng hóa, sau đó người tiêu dùng sẽ tự thanh toán cho những gì họ đã mua.

Bằng sự hỗ trợ của công nghệ RFID, rất nhiều công việc được thực hiện của con người đã được giảm thiểu mang lại hiệu quả tốt hơn, chất lượng hơn.

Công nghệ RFID đang được sử dụng trong toàn bộ chuỗi cung ứng trong các ngành như bán lẻ, hàng không, an ninh, sản xuất, giao thông vận tải và hồ sơ ngành. Ngày càng nhiều ngành công nghiệp nhận ra độ chính xác và hiệu quả mà RFID cung cấp từ góc độ hậu cần.

Để biết thêm thông tin về các ứng dụng RFID, vui lòng truy cập các blog liên quan khác của chúng tôi. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về các sản phẩm RFID.

Miễn Phí Vân Chuyển

Tất Cả Đơn Hàng Trên Toàn Quốc

7 Ngày Đổi Trả

Miễn Phí Đổi Trả Sản Phẩm

Sản Phẩm Chính Hãng

Chính Hãng Mới 100%

100% Bảo Mật Thông Tin

Đảm bảo thông tin cá nhân an toàn